Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

TÌM TRƯỜNG DU HỌC NHƯ TÌM… VỢ



Hôm trước, chị bạn nhờ tìm cho một trường bên Mỹ cho con du học với đầu bài: trường nổi tiếng, học phí thấp, chất lượng cao, an ninh tốt, ít tội phạm, tốt nghiệp ra dễ xin việc luôn bên đó. Các bạn thấy đầu bài dễ không ?! Trường hợp này hơi giống như lão bạn cũ bên Viện Bolt - Đại học Bình Dương - lập dự án lấy vợ nhưng không gặp chị em mà chỉ ngồi nghe bạn bè nói thế, bà cô nói vậy và kết quả: tiêu !

Xin giới thiệu với các bạn vài kinh nghiệm du học ở Mỹ từ Vincenguyen, người đang sinh sống ở Mỹ và từng du học nhiều nước.


1. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Không bao giờ chọn trường ngay nếu chưa thăm ít nhất ba trường top mà bạn cảm thấy thích. Dù có nổi tiếng đến đâu, và nghĩ tốt như thế nào, thì chuyện đi thăm trường để học sau này là vô cùng quan trọng. Chỉ cần vài giờ thăm cũng giúp cho mình biết nơi đó như thế nào, có hợp với bạn không. Nếu gia đình đi theo thì càng tốt vì họ là tai mắt giúp tìm hiểu thêm.

2No exception. Không có ngoại lệ cho nguyên tắc số một.

3Không chọn theo tên. Trường nghe tên quen quen không nhất thiết là trường mà bạn cần học. Nghe có vẻ hiển nhiên, và bạn có thể không tin, có bao nhiêu sinh viên ra trường có tên tuổi lại xứng với cái nơi họ đã học.


4Có ít nhất 3-4 trường ứng viên ít nổi với những ngành mình thích. Tìm hiểu ít nhất từ 3 đến 4 trường mà bạn biết ít về họ nhưng lại có lĩnh vực bạn quan tâm, hợp với điểm SAT/ACT của bạn và địa điểm trường lại hợp với sở thích của mình. Chẳng có gì để mất khi làm việc này và đôi khi lại tìm ra một kho báu bất ngờ.

5Không theo đuôi bạn bè. Không có gì dở hơn lúc chọn trường vì có đứa bạn mình hay con của bạn bố đang theo học rất tốt ở đó. Bạn hay con của bạn bố chẳng có lien quan gì đến bạn cả. Bạn chỉ ở với họ vài năm, nhưng nghề nghiệp đi theo suốt cuộc đời. Chọn trường A, trường B chỉ vì người yêu của mình học ở đó là một cách lựa chọn tồi thứ hai. Chuyện gì xảy ra nếu cô ta/anh ta bỏ mình, yêu đứa khác. (Nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói / Ai biết lòng anh có đổi thay”).


6Trăm thấy không bằng một sờ - Thực tế kiểm nghiệm. Tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ để đảm bảo những gì thực tế ngoài đời là quan trọng nhất. “Sự cho rằng” theo cảm tính chẳng dựa trên một dữ liệu thực nào cả sẽ dẫn đến thất bại.

7Thấy đắt quá cũng đừng ngại. Đừng bỏ qua trường nào chỉ vì giá đắt. Nếu thấy ngành mình quan tâm thì nên xem thong tin. Rất nhiều trường cấp học bổng, trợ giúp tiền bạc hoặc cho vay dài hạn đi học, giúp nhiều sinh viên ít tiền có thể theo được. Bạn chỉ biết được giá tiền khi tiến trình chọn lựa, xem xét và nói chuyện với ban tuyển chọn coi như đã xong. Lúc ấy mới bàn chuyện tiền nong.

8Đúng hẹn là vàng. Hạn chót (deadlines) nộp hồ sơ, đăng ký, xin tiền trợ cấp, xin học bổng, xin thuê nhà… không phải là trò đùa. Bỏ qua deadlines là phí mất cơ hội vàng có khi là duy nhất trong đời. Người Mỹ gọi là deadlines (đường chết) nghĩa là không đúng hẹn, coi như toi !


9Chọn khoảng 5-6 trường từ cao đến thấp trước khi quyết định cuối cùng. Đừng ngại trường đắt đỏ. Rất có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi họ tặng không cho vài cơ hội mà người khác nằm mơ cũng chẳng thấy. Tiếp theo, chọn ba trường khác mà bạn cảm thấy dễ được chấp nhận. Nên nhớ, ba trường nằm trong tầm tay rất có thể là nơi bạn sẽ gắn bó những năm đại học và ngành nghề đi suốt cuộc đời. Cuối cùng là chọn lấy hai trường mà bạn cho là chắc ăn. Nhiều sinh viên đã sai lầm khi coi thường những trường mà họ chắc chắn có thể vào được nhưng lại bỏ qua.

10Khi đã chọn xong một số trường rồi - trường top và đắt đỏ để chơi sấp ngửa, ba trường với cảm giác mình có thể được và hai hay ba trường chắc ăn, bạn có thể nói chuyện với cha mẹ, người tư vấn hoặc những người mình biết để đánh giá cho khách quan hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét